Bóng
đè là gì? Hiểu đơn giản bóng đè là như này. Khi bị bóng đè cơ thể không thể cử động được theo ý muốn của não bộ
(giống như có người giữ, muốn cử động mà không được, cảm giác khó thở, toát mồ
hôi...).
 |
Bóng đè làm cho cơ thể khó cử động |
Bóng đè thường xuất hiện ở
những người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, "yếu bóng vía", có dấu hiệu
bệnh tim mạch… Người thường xuyên uống bia, rượu, các chất kích thích cũng có
thể dễ bị bóng đè hơn.
Thật ra hiện tượng bóng đè là một dạng rối
loạn giấc ngủ không có tổn thương thực thể, mà nguyên nhân chủ yếu do căng thẳng
tâm lý, lo lắng do suy nghĩ quá nhiều. Điều này sẽ tác động lên vỏ não, gây ra
hiện tượng bóng đè.
Có một số người nghĩ rằng đây là hiện tượng
của ma quỷ nên thường áp dụng các biện pháp ngày xưa của các cụ là đặt vật bằng
sắt như dao, kéo... và củ tỏi ở dưới gối. Bạn vẫn có thể áp dụng phương pháp
này nếu như bạn là người yếu bóng vía, để tâm trạng tốt hơn vì dù sao đây
cũng là cách để các cụ ngày xưa xua đuổi cảnh bóng đè.
Tuy nhiên về bản chất đó
là do tâm lý của chúng ta tác động lên giấc ngủ mà thôi. Dưới đây là những cách
tránh bị bóng đè:
1. Ngủ đủ
giấc
Hàng ngày phải đảm bảo ngủ đủ giấc từ 7 - 8 giờ đối với người
trưởng thành. Để giữ cho thời gian biểu sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, nên đi
ngủ vào một giờ nhất định vào buổi tối và thức dậy đúng giờ vào buổi sáng. Buổi
tối nên đi ngủ vào lúc 22h-23h. Vì chúng ta thường đi vào giấc ngủ sâu lúc 0-3h
sáng.
 |
Ngủ đủ giấc mỗi ngày |
Nếu
có thể cũng nên tập thói quen ngủ trưa. Giấc
ngủ buổi trưa chúng ta nên bắt đầu vào 13h vì lúc này trạng thái cơ thể của chúng ta rất
mỏi mệt do công việc của buổi sáng, nên có thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ
sâu. Việc làm công sở thường không cho
phép chúng ta có quá nhiều thời gian nghỉ trưa nên giấc ngủ trưa chỉ cần kéo dài từ 10-20 phút cũng đảm bảo cơ thể bạn phục hồi sau cả buổi sáng làm việc và
cùng lúc đó là lấy năng lượng cho buổi chiều. Cũng
không nên ngủ trưa quá lâu vì ngủ lâu khiến cho cơ thể bạn mệt mỏi, đau đầu và chóng mặt, mất phương hướng sau khi tỉnh dậy.
2. Cải thiện
môi trường ngủ
Luôn
giữ cho giường ngủ sạch sẽ, êm ái, thoải mái. Gầm giường trong phòng ngủ hoặc ghế
ngủ ở nhà khách phải được dọn dẹp sạch sẽ để tránh bụi bẩn và một số loài sâu bọ
đáng ghét như gián, mối, chuột rình rập phá hoại giấc ngủ ngon của bạn. Khi giấc
ngủ bị phá họa, bạn sẽ không thể ngủ ngon cộng với việc làm việc mệt mỏi cả
ngày càng khiến tâm trạng mệt mỏi hơn. Có nhiều người chỉ vì nghĩ mình không thể
ngủ được mà tâm trạng stress.
 |
Để phòng ngủ luôn sạch sẽ và thoáng mát |
Thường xuyên mở cửa phòng để đón năng lượng
có thể là cơn gió hoặc buổi sáng thức dậy với tia nắng ban mai. Giường ngủ nên được kê gần cửa sổ, tránh kê giường gần nhà vệ sinh
hay những chỗ có các bức tường chắn.
3. Tập thể dục thường
xuyên
Người
bệnh cần tập thể dục thường xuyên hàng ngày để giúp ăn ngon, ngủ yên nhưng lưu
ý là không tập trước khi đi ngủ. Tập thể dục buổi sáng hoặc vào lúc chiều tối
sau khi đi làm về. Như vậy, giấc ngủ của bạn sẽ ngon hơn.
4. Những lưu
ý về ăn uống
 |
Hạn chế uống cafe và nước chè trước khi đi ngủ |
Bạn nên giảm uống trà, cà phê và những chất chứa caffin trước
khi đi ngủ từ 3-5 giờ. Cũng không nên ăn quá no vì như vậy bạn sẽ khó ngủ vì bị
tức bụng. Bỏ thuốc lá, thuốc lào vì chất nicotin trong thuốc có thể kích thích
làm khó ngủ và hay mộng mị.